KBSV: Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp thép hưởng lợi lớn nhất nếu tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá
Hoa Sen hiện đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong mảng tôn mạ và ông thép tại Việt Nam.
Trước đó vào ngày 19/4, Hoa Sen và các nhà sản xuất tôn mạ khác trong nước đã nộp hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương về việc yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đến ngày 3/5, Cục Phòng vệ thương mại đã có thông báo tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
Thứ hai là việc ngành bất động sản tại Trung Quốc dần hồi phục nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ. Thứ ba là nhu cầu tiêu thụ gia tăng từ các lĩnh vực như đầu tư công, xây dựng, sản xuất máy móc, thiết bị. KBSV ước tính biên lãi gộp của Hoa Sen có thể đạt mức 11,6% trong năm 2024 và 12,5% vào năm 2025.
Do thép ống là mặt hàng tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước, KBSV cho rằng đây là chỉ báo dẫn dắt cho thấy sức tiêu thụ nội địa đang được cải thiện đáng kể và kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong nửa cuối năm khi lĩnh vực Bất động sản dân cư dần hồi phục, các dự án mới được khởi công tạo nhu cầu tiêu thụ thép. Theo quan điểm của CTCK này, Hoa Sen sẽ được hưởng lợi lớn khi nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng trong các quý tới với thị phần mảng tôn mạ và thép ống đứng thứ 1 và thứ 2 toàn ngành.
Trọng Hiếu