• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tính bền vững là yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm thương mại điện tử

Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Á (AMEA), người tiêu dùng Việt Nam đứng đầu trong nhóm người tiêu dùng sẽ mua sắm từ các công ty có chính sách môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) minh bạch.

Theo nghiên cứu mới được uỷ quyền từ FedEx Express, một trong những công ty giao vận lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tận dụng thương mại điện tử trong khoảng thời gian dịch COVID-19 đang đánh giá thấp sự quan trọng của tính bền vững trong mắt người tiêu dùng đối với quá trình đưa ra quyết định đặt hàng của họ.

Cụ thể, Việt Nam đứng đầu trong khu vực về quan tâm tới tính bền vững, với 86% người tiêu dùng cho biết khả năng chọn mua hàng từ các công ty có chính sách môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) của họ cao hơn các công ty không có chính sách bền vững.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

75% các doanh nghiệp SMEs được khảo sát nhận định rằng khách hàng của họ yêu thích việc nhận được hàng hoá sớm nhất có thể hơn là mua sắm bền vững. Trong khi đó, 73% SMEs nghĩ rằng với khách hàng, việc nhận được hàng hoá với mức giá rẻ nhất là điều quan trọng hơn. Thông tin từ khách hàng cho thấy rằng thực tế vô cùng khác biệt.

Nghiên cứu 'What’s Next in E-Commerce' đã thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và người tiêu dùng tại 11 thị trường trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi (AMEA) vào tháng 7 năm 2022. Nghiên cứu này tìm hiểu sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử trong khu vực và xác định những xu hướng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai.

Người tiêu dùng mong muốn tính bền vững đi kèm tốc độ giao

Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử trong đại dịch COVID-19 đồng hành với những lo âu của người tiêu dùng về môi trường. Với một phần đáng kể trong số họ, tương lai của Trái Đất là mối quan tâm lớn nhất, và họ không muốn thoả hiệp với điều đó - họ muốn có cả tính bền vững và tốc độ giao nhanh trong việc vận chuyển hàng hoá.

Trong khu vực, 67% số người được phỏng vấn bộc lộ mong muốn ngang nhau cho việc nhận được đơn hàng nhanh chóng và vẫn đảm bảo tính bền vững trong quá trình mua sắm trực tuyến.

Người tiêu dùng Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc là nhóm ưu tiên tính bền vững hơn tốc độ giao hàng nhiều nhất. 9 trên 10 người tiêu dùng Việt Nam mong muốn có được dịch vụ thương mại điện tử bền vững từ các công ty cung cấp dịch vụ và cũng nói rõ rằng tính bền vững sẽ quyết định việc họ mua hàng từ nhà cung cấp nào.

Ngược lại, người tiêu dùng ở Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia thường quan tâm tới tốc độ vận chuyển hàng hoá hơn.

Nghiên cứu cho thấy 9 trên 10 người tiêu dùng trong khu vực AMEA mong muốn các công ty thương mại điện tử họ lựa chọn sẽ theo đuổi mô hình kinh doanh bền vững. 7 trên 10 người tiêu dùng sẽ chọn mua sản phẩm từ những công ty đã có chiến dịch ESG sẵn – tuy nhiên, chỉ 29% các doanh nghiệp SMEs thực sự có được điều đó.

Các doanh nghiệp SMEs nhận thức được rằng người tiêu dùng mong muốn các công ty có chiến lược kinh doanh bền vững, nhưng nhiều công ty (68%) quan ngại về cái giá họ sẽ phải trả dể đầu tư vào điều này, hoặc không tin tưởng rằng đây sẽ là khoản đầu tư mang về lợi nhuận.

Áp dụng cách tiếp cận bền vững hơn vào việc giao vận

“Tính bền vững không còn là yếu tố mà các doanh nghiệp SMEs có thể chọn áp dụng hoặc không nếu họ muốn mở rộng doanh nghiệp thương mại điện tử của họ. Người tiêu dùng đang dần coi điều đó là một phần thiết yếu và sẽ không thoả hiệp trong quá trình quyết định mua sắm của họ”, trích lời Kawal Preet, chủ tịch khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi (AMEA) của FedEx Express. "Các doanh nghiệp SMEs có thể tạo ra sự khác biệt ngay lập tức bằng cách cân nhắc về phần hậu cần kết nối chuỗi cung ứng của họ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Tại FedEx, chúng tôi đang thực hiện các hành động cụ thể để giảm thiểu tác động của việc giao hàng lên môi trường”.

FedEx đang đi theo đuổi cách tiếp cận đa dạng để giảm lượng khí thải carbon trong chu kỳ giao hàng và đặt mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon trong các hoạt động toàn cầu vào năm 2040. Cụ thể hơn, điều này bao gồm việc đầu tư vào xe điện phục vụ giao hàng chặng cuối hay các giải pháp kỹ thuật số như FedEx Ship Manager® Lite giúp người tiêu dùng điền thông tin giao vận bằng thiết bị di động của họ để nhanh chóng tạo nhãn, góp phần hướng tới mục tiêu không tạo ra và sử dụng vận đơn hàng không bằng giấy. Ngoài ra, FedEx đang triển khai các giải pháp như bao bì tái sử dụng để giúp giảm lãng phí trong quá trình vận chuyển.

“Với vị thế là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á, các doanh nghiệp Việt Nam đang dịch chuyển sang các lựa chọn thân thiện với môi trường hơn. FedEx đang hỗ trợ hành trình này thông qua việc tích hợp hiệu quả công nghệ và cung cấp các giải pháp xanh hơn, giúp Việt Nam tận dụng các cơ hội thương mại mới trên toàn cầu, đồng thời xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn”. Hardy Diec, giám đốc điều hành FedEx Express khu vực Đông Dương cho biết.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp vừa và nhỏ nào, việc tạo ra một chiến lược ESG hiệu quả là sự tổng hòa đến từ thành công của nhiều mục tiêu nhỏ hơn. Hơn 80% tổng lượng phát thải khí nhà kính do một doanh nghiệp B2C điển hình được tạo ra từ các hoạt động từ chuỗi cung ứng bên ngoài của họ. Với tư cách là bên thứ ba trong chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần có trách nghiệm đóng góp vào việc giảm thiểu các tác động lên hành tinh để kết nối với kỳ vọng của người tiêu dùng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết