• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điều hành giá nhiên liệu linh hoạt gắn với kiểm soát thị trường

Ngày 25/4, tại thành phố Đông Hà đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa UBND tỉnh Quảng Trị với Tập đoàn BB Group (Việt Nam) và Tập đoàn Quantum (Hoa Kỳ) về dự án xây dựng Trung tâm công nghiệp khí và cảng tổng hợp BBG Quảng Trị, tổng vốn đầu tư khoảng 5,5 tỉ USD.

Mặc dù áp lực tăng giá cước vận tải, nhưng cần có giải pháp kiểm soát giá dịch vụ vận tải và các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng lợi dụng tăng giá “té nước theo mưa”.

Cước vận tải biến động ra sao?

Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, từ đầu năm 2022 đến nay (11/1-11/3), đã có 6 kỳ điều hành giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng dầu các loại tăng từ 4.625-7.030 đồng/lít/kg, tương đương tăng từ 24,91%-39,56%. Hiện nay, chi phí nhiên liệu đã chiếm tới 40-45% chi phí của vận tải đường bộ (tăng khoảng 10% so với trước đây).

Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định đã tăng giá, hàng không cũng đã đề xuất tăng trần giá vé máy bay

Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định đã tăng giá

Đối với hàng không, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 30-42% tổng chi phí chuyến bay của các hãng hàng không. Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án điều chỉnh tăng trần giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa tại Thông tư 17/2019.

Trong giai đoạn chưa điều chỉnh tăng mức giá tối đa, do giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa được thực hiện theo cơ chế giá vé linh hoạt, các hãng hàng không vẫn có thể chủ động điều chỉnh các mức giá và tỷ lệ bán vé tương ứng với từng mức giá để giảm thiểu tác động về chi phí do biến động giá nhiên liệu.

Mặt khác, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra con số chi phí nhiên liệu trong giá cước dịch vụ vận tải đường bộ hiện khoảng 38-40%, cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp vận tải đường bộ cũng có xu hướng đề xuất điều chỉnh giá cước vận tải ngay khi giá nhiên liệu đầu vào thay đổi.

Thống kê cho thấy khoảng 80-90% số doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định đã kê khai điều chỉnh tăng giá cước vận tải đề bù đắp chi phí nhiên liệu với mức tăng từ 10-15%. Giá cước vận tải hàng hóa cũng được điều chỉnh tăng từ 7-10%.

Để bù đắp cho mức tăng của giá nhiên liệu, giá dịch vụ vận tải đường thủy nội địa đã tăng khoảng 10% so với cùng kỳ.

Đối với giá cước vận tải hành khách, ngành đường sắt vẫn giữ ổn định so với trước thời điểm biến động giá nhiên liệu nhằm thu hút hành khách đi tàu cũng như cạnh tranh với các phương thức vận tải khác và góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của ngành. Theo đó, mức tăng giá cước vận tải hàng hóa chỉ từ 3-5%.

Nhìn nhận giá nhiên liệu tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay hầu hết các hãng tàu chưa điều chỉnh tăng giá cước vận tải theo giá nhiên liệu. Chỉ có một số ít hãng tàu đã điều chỉnh tăng phụ thu giá nhiên liệu từ tháng 3/2022 (như hãng tàu Yangming, hãng tàu SITC).

Kiểm soát chặt các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý

Thực tế là vậy, nhưng một số chuyên gia cho rằng, giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp tới giá dịch vụ vận tải, là chi phí đầu vào của rất nhiều hàng hóa, dịch vụ. Xăng dầu tăng giá sẽ kéo theo sự tăng giá của rất nhiều mặt hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chính sách điều hành giá của nhà nước mà còn liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Dvậy, cần có giải pháp kiểm soát giá dịch vụ vận tải và các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng tăng giá kiểu “té nước theo mưa” xảy ra nhiều năm nay mỗi khi xăng dầu tăng giá, cụ thể lấy cớ xăng tăng để tăng giá một cách bất hợp lý.

Mặc dù có thời điềm giá xăng dầu trong nước đã hạ nhiệt, nhưng theo ghi nhận,thì một số hãng vẫn tải cũng chưa linh hoạt giảm giá theo giá xăng dầu.

Theo một chuyên gia kinh tế cho hay, thường thường có những hiện tượng là “té nước theo mưa”, do giá xăng dầu tăng, do giá cước tăng nên “đẩy” giá lên. Vai trò quan trọng nhất là của các cơ quan chức năng, phải có chế tài xử phạt nghiêm.

Phải phân tích xem với mức độ tăng giá như vậy thì những ngành nào tăng như thế nào, thì cơ quan chức năng phải vào cuộc, cụ thể là cơ quan quản lý giá. Phía thứ hai là người tiêu dùng cũng phải có thái độ phản ứng với nó, công luận cũng phải lên tiếng phản đối"- vị chuyên gia này chỉ ra.

Với mục tiêu giữ ổn định giá và kiểm soát lạm phát, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện theo ý kiến chỉ đạo đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh tăng giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu, rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc tăng giá dịch vụ vận tải đường bộ phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu; tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu vé đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết.

Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết