• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thi công trở lại cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức - Long Thành

Cầu Phước Khánh là hạng mục quan trọng trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành được thi công trở lại, phấn đấu hoàn thành đồng bộ dự án trong năm 2026.

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), với vai trò chủ đầu tư đơn vị đã hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu J3-1 (cầu Phước Khánh) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.

clu.1cdn.vn-2025-03-10-_congluan-cdn.congluan.vn-files-content-2025-03-10-_dji_20250308084336_0017_d-0713.jpg

Hình ảnh cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Gói thầu này bao gồm thi công phần khối lượng còn lại của gói J3 là hạng mục quan trọng của dự án.

Liên danh Công ty CP Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - Công ty TNHH Freyssinet Việt Nam là đơn vị trúng thầu với giá trị hợp đồng hơn 635 tỉ đồng, thời gian thi công 450 ngày.

Trước đó, VEC đã tổ chức đấu thầu gói thầu J3-1 (thực hiện phần việc còn lại của cầu dây văng Phước Khánh đã được VEC chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu cũ).

Khi tìm được nhà thầu và tái khởi động, cầu Phước Khánh sẽ mất khoảng 1 năm thi công để hoàn thành. Đây cũng chính là nút thắt của cao tốc Bến Lức - Long Thành, phấn đấu hoàn thành đồng bộ dự án trong năm 2026.

Cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu (tỉnh Đồng Nai) được khởi công ngày xây dựng năm 2015 là cầu dây văng với tĩnh không 55m, thuận tiện cho luồng hàng hải tàu biển cập cảng TP.Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên dự án đã tạm dừng thi công từ năm 2019 do những khó khăn về vốn. Cầu đã hoàn thành hơn 80% khi tạm ngừng thi công.

Việc thông xe toàn bộ tuyến cao tốc để kết nối Long An - TP.Hồ Chí Minh - Đồng Nai phụ thuộc rất lớn vào thời gian hoàn thành cầu Phước Khánh.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam với chiều dài 57,8 km; đi qua 3 tỉnh, thành phố gồm Long An (2,7km), TP.Hồ Chí Minh (26,4km) và Đồng Nai (28,7km).

Tuyến cao tốc được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối giao thông miền Tây và Đông Nam Bộ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...