• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hai huyện của một tỉnh “sát vách” Tp.HCM sẽ sáp nhập vào năm 2030, quy hoạch có cảng biển và loạt cao tốc

Theo quy hoạch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tới năm 2030, huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền sẽ sáp nhập thành một đơn vị hành chính.

 

Hai huyện của một tỉnh “sát vách” Tp.HCM sẽ sáp nhập vào năm 2030, quy hoạch có cảng biển và loạt cao tốc

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện thời kỳ 2023 – 2030 của tỉnh như sau: Giai đoạn 2023- 2025 sẽ sáp nhập huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ thành một đơn vị.

Giai đoạn 2026 - 2030: Dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố Bà Rịa và thành phố mới Phú Mỹ trên cơ sở các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và bảo đảm cả hai đơn vị đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về quy mô diện tích và dân số theo quy định.

Nội dung cụ thể về sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; xác định ranh giới, quy mô diện tích, dân số, tên gọi của từng đơn vị hành chính sẽ thực hiện theo đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025: Dự kiến sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã là sáp nhập xã An Nhứt, xã An Ngãi và xã Tam Phước (huyện Long Điền); sáp nhập phường Phước Trung và Phước Hiệp (thành phố Bà Rịa); sáp nhập xã Phước Hội và Lộc An, sáp nhập xã Long Mỹ và thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ).

Giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến sắp xếp 6 đơn vị hành chính cấp xã: Điều chỉnh địa giới hành chính giữa xã Phước Long Thọ và Long Tân (huyện Đất Đỏ), giữa xã Hòa Hội và Hòa Hưng (huyện Xuyên Mộc); sáp nhập xã Phước Hưng vào thị trấn Long Hải.

Nội dung cụ thể về sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, xác định ranh giới, quy mô diện tích, dân số, tên gọi của từng đơn vị hành chính sẽ thực hiện theo đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Hai huyện của một tỉnh “sát vách” Tp.HCM sẽ sáp nhập vào năm 2030, quy hoạch có cảng biển và loạt cao tốc- Ảnh 1.

Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự cải thiện tăng dần theo từng quý, quý sau tăng cao hơn quý trước, cụ thể: Quý 1 tăng 1,45%; quý 2 tăng 3,74% và quý 3 tăng 9,06%, quý 4 tăng 10,61%. Quy mô GRDP ước năm 2023 là 366.456 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người là 308,7 triệu đồng/người/năm. Tính theo USD thì GRDP bình quân đầu người ước 12.908,7 USD/người/năm. GRDP trừ dầu khí bình quân đầu người đạt 8.078 USD/người/năm.

Ước tính cả năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 95.067 tỷ đồng, đạt hơn 107% dự toán (NQ cả năm là 88.591 tỷ đồng), bằng 84,82% so với năm 2022. Với số thu này, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh thu ngân sách lớn nhất Việt Nam, chỉ sau 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Tp.HCM, Hà Nội và Hải Phòng.

Cụ thể, phương án quy hoạch hệ thống đô thị định hướng phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại (bao gồm giao thông trên mặt đất, giao thông ngầm, giao thông trên cao), đảm bảo kết nối giữa các đô thị trong tỉnh và với các đô thị trong Vùng; phát triển đô thị gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Phấn đấu đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò là một cực phát triển quan trọng trong hệ thống đô thị của Vùng Đông Nam Bộ; khu vực dự kiến thành lập thành phố đạt tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ương được xác lập trên cơ sở các khu vực phát triển đô thị: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Điền, Long Hải.

Phát triển và hiện đại hóa các đô thị vệ tinh, đóng vai trò hạt nhân phát triển, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển các vùng ngoại thành, vùng ven biển và khu vực nông thôn với 08 đô thị loại V là: Ngãi Giao, Kim Long, Hòa Bình, Phước Bửu, Bình Châu, Hồ Tràm, Đất Đỏ, Phước Hải và 01 đô thị sinh thái biển đảo (Côn Đảo).

Sau năm 2030, nâng cấp 2 đô thị Ngãi Giao và Phước Bửu từ loại V lên loại IV; phát triển 02 đô thị mới loại V là Cù Bị và Suối Nghệ (tại huyện Châu Đức).

Đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia, cửa ngõ ra biển chủ yếu của Vùng Đông Nam Bộ, cơ cấu đô thị đa trung tâm, với các trung tâm đô thị: Vũng Tàu - Phú Mỹ - Bà Rịa - Long Điền - Long Hải, được kết nối bằng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, hiện đại (hệ thống đường đô thị và các tuyến Metro, MonoRail); hệ thống các đô thị vệ tinh quy mô phù hợp, chất lượng môi trường sống theo tiêu chuẩn đô thị xanh.

Về định hướng phát triển tỉnh lỵ, Thành phố Bà Rịa là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong giai đoạn 2026-2030, thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính sẽ mở rộng thành phố trên cơ sở tiếp nhận một phần diện tích và dân số của thị xã Phú Mỹ để bảo đảm đủ tiêu chuẩn cả về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh. Xây dựng phát triển thành phố đạt đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại II theo quy định về phân loại đô thị.

Tiểu Bảo


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...