• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác HĐND khu vực phía Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, chiều 20/3, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob và Đoàn đại biểu cấp cao Malaysia đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 - 21/3.

HĐND các tỉnh, thành phố đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc

Hội nghị nhằm đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đây cũng là hội nghị cuối cùng để tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022 trên toàn quốc.

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác HĐND khu vực phía Nam

Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, trình bày báo cáo tại hội nghị

Hội nghị đã nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Đáng chú ý, tại hội nghị, lãnh đạo HĐND 8 địa phương đã có những ý kiến, tham luận làm rõ thêm nhiều kết quả nổi bật, những kinh nghiệm hay, cách làm mới, bài học quý cũng như những tồn tại, hạn chế và có nhiều đề xuất, kiến nghị thiết thực về nhiều nội dung, nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong năm 2022 và nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đặc biệt, ý kiến tham luận của Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ và ông Nguyễn Xuân Hải - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Cần Thơ về tổ chức hoạt động giám sát của HĐND, việc quyết định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện thực hiện tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác HĐND khu vực phía Nam

Hơn 160 đại biểu là lãnh đạo hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội... từ 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tham dự hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ghi nhận và biểu dương những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, năm 2021 là một năm đặc biệt, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cũng là năm cả nước tổ chức rất thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhất là các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chịu tác động nặng nề nhất so với cả nước, gây ảnh hưởng và hệ lụy to lớn đến đời sống và duy trì phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự đổi mới, sáng tạo của HĐND hầu hết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng dương. Đồng Nai, Bình Dương, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đã phấn đấu đạt tổng số thu ngân sách rất lớn (381 nghìn tỷ đồng tương đương 104,56% dự toán), xứng đáng là đầu tàu, có sức thu hút, lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước. Cùng với những kết quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, các nhiệm vụ quan trọng khác cũng đạt được những kết quả rất tốt đẹp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các tham luận của các địa phương tại hội nghị ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tuy có những đặc trưng riêng nhưng đều được đánh giá rất chất lượng, phản ánh khá toàn diện về sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của HĐND, nhiều kiến nghị cụ thể, xác đáng nhằm hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của HĐND, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động HĐND cấp tỉnh và các cấp trên tất cả các mặt công tác.

Chủ tịch Quốc Hội chủ trì hội nghị tổng kết công tác HĐND khu vực phía Nam

Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận tại hội nghị

Trong năm 2021, HĐND tỉnh, thành phố đã luôn quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ; việc hướng dẫn, chỉ đạo sâu sát, toàn diện, kịp thời của UBTVQH, triển khai quyết liệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng bộ các cấp, bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách khắc nghiệt, cam go của đại dịch Covid-19, có nhiều mô hình mới, cách làm hay, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng mọi điều kiện, hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ được giao năm 2021 và tạo tiền đề, điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2021-2026.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, theo Chủ tịch Quốc hội, hoạt động của HĐND vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, công tác tổng hợp và gửi báo cáo các ý kiến, kiến nghị sau tiếp xúc cử tri của một số tổ đại biểu HĐND chưa đảm bảo về chất lượng và thời gian quy định, có tỉnh không tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ hai. Hiệu quả của công tác giám sát chưa cao, trong đó giám sát chuyên đề, hoạt động tái giám sát còn ít, có tỉnh còn chưa tổ chức được giám sát chuyên đề. Ngoài ra, việc đôn đốc, theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị cử tri của một số địa phương có lúc, có nơi còn chậm…

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND

Về phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp công tác năm 2022 của HĐND tỉnh, thành phố, Chủ tịch Quốc Hội cơ bản đồng tình, thống nhất với báo cáo của UBTVQH và ý kiến tham luận của các tỉnh thành phố phía Nam.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, tiếp tục quán triệt, thấm nhuần chức năng, nhiệm vụ của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND gắn liền và thể hiện qua việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân đân trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, xây dựng hoặc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND, chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND, công tác tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát chất vấn, trả lời chất vấn.

Từ kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội và HĐND ở các địa phương, HĐND các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, xây dựng, trình cấp ủy cùng cấp thông qua chủ trương hoặc HĐND ban hành Nghị quyết về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho cả nhiệm kỳ để chủ động trong xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thể chế kiến tạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, HĐND các tỉnh thành phố cần chú trọng việc thể chế hóa, cụ thể hóa các Nghị quyết đặc thù của Quốc hội đối với mô hình tổ chức chính quyền và cơ chế chính sách đặc thù cho một số tỉnh, thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế).

Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu đổi mới việc tổ chức Hội nghị Hội đồng nhân dân để phù hợp với tổ chức chính quyền theo quy định của pháp luật, vì khối tỉnh có đặc thù riêng, khối thành phố có đặc thù riêng...

Minh Khuê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết