• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất khẩu cá ngừ: Tận dụng hiệu quả các FTA

Với 61 triệu người dùng điện thoại thông minh, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam được dự báo phát triển mạnh vào năm 2026 với doanh số khoảng 56 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, sau khi tăng vọt 108% đạt 88 triệu USD trong tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang tháng 2/2022 tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao 57%, đạt 67 triệu USD. Con số này gần gấp đôi so với tháng 2/2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19.

Xuất khẩu cá ngừ: Tận dụng hiệu quả các FTA

Cá ngừ là một trong những mặt hàng đã tận dụng tốt các FTA như EVFTA, CPTPP để gia tăng xuất khẩu

Trong 2 tháng đầu năm nay, ngoài thị trường Mỹ tăng mạnh tới 99% với kim ngạch 80 triệu USD thì các thị trường có FTA thế hệ mới với Việt Nam đều tăng cao. Trong đó thị trường khối CPTPP gồm Canada tăng 52%, Chile tăng 99%..., khối EVFTA như Hà Lan tăng mạnh 114%, Bỉ tăng 163%...

Đáng chú ý, xuất khẩu sang phần lớn các thị trường trong khối EU đều tăng mạnh. Tính đến hết tháng 2/2022, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đạt gần 24 triệu USD, tăng 52% so với cùng kỳ. Hà Lan, Đức và Bỉ hiện đang là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay. Trong đó, Hà Lan từ vị trí thứ 4 đã vươn lên là thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ.

Dự kiến, xu hướng tăng trưởng XK cá ngừ sang EU sẽ còn tiếp tục trong năm nay. Do nền kinh tế các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đang tăng trưởng mạnh trở lại và đạt quy mô như cuối năm 2019, thời điểm trước khi diễn ra đại dịch Covid-19. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các nước EU hồi phục. Bên cạnh đó, các ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được khởi động lại trong những tháng đầu năm 2022 đang tạo động lực thúc đẩy XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này.

Tuy nhiên, năm nay do cuộc xung đột Nga – Ukraine ngày càng leo thang nên các DN chế biến và XK cá ngừ Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với thách thức như chi phí vận chuyển tăng, chi phí sản xuất (giá cá ngừ nguyên liệu, giá dầu hướng dương…) tăng. Các vấn đề này dự kiến sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh của DN cá ngừ tại các thị trường XK như EU.

Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương nhận định, cá ngừ Việt Nam vẫn sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn và những quy định, rào cản kỹ thuật vẫn đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn tại thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam. Các quốc gia xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt hơn cùng với việc một số thị trường sở tại châu Âu đang có xu hướng đưa ra quy định, tiêu chí khắt khe hơn đối với cá ngừ nhập khẩu vào thị trường này.

Bên cạnh đó, mặc dù được hưởng các ưu đãi thuế suất từ EVFTA, nhưng mức giá cá ngừ Việt Nam đang cao hơn so với nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác. Đồng thời, các nhà nhập khẩu cá ngừ EU luôn ưu tiên nhập khẩu những sản phẩm cá ngừ trong nội khối EU cho dù có mức giá cao hơn. Đây là những thách thức lớn trong thời gian tới khi các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh thị phần cá ngừ tại thị trường EU.

Đối với thị trường CPTPP, Tại khối thị trường CPTPP, xuất khẩu cá ngừ sang nhiều thị trường như Canada, Peru, Chile đều tăng so với cùng kỳ.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt CPTPP để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cá ngừ nói riêng, từ ngày 23-24/3, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mexico) sẽ phối hợp với Bộ Kinh tế Mexico tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam-Mexico 2022.

Hội nghị này nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường Mexico. Gần 60 doanh nghiệp Việt Nam và Mexico đã đăng ký tham gia hội nghị, tìm kiếm cơ hội kết nối đối tác tiềm năng trực tuyến và trao đổi, chia sẻ các thông tin về khả năng xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của hai nước, một số vấn đề cần biết khi kinh doanh tại thị trường của nhau.

Một số mặt hàng Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi về thuế trong Hiệp định CPTPP để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mexico bao gồm cá tra, cá basa, cá ngừ, gạo và hàng dệt may.

Bảo Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...