• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thanh Hóa: Nghiêm cấm lợi dụng tận thu để khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép

Để siết chặt công tác quản lý việc tận thu tài nguyên khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND các huyện, lực lượng… tăng cường kiểm tra, giám sát.

Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp thực hiện nhiều dự án chống sạt lở, hạ thấp độ cao, đồng thời tận thu nguồn tài nguyên và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, tình trạng các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng phương án như đã phê duyệt ban đầu như: Thi công nham nhở, vận chuyển đất thừa đi tiêu thụ chưa đúng địa chỉ, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo...

Thanh Hóa: Nghiêm cấm lợi dụng tận thu để khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép

Trong quá trình triển khai dự án, có tình trạng các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng phương án như đã phê duyệt ban đầu

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho thấy, thời gian qua, tại một số địa phương đã khảo sát, thẩm định, phê duyệt thực hiện phương án chống sạt lở, hạ thấp độ cao... nhằm đảm bảo an toàn và tạo mặt bằng xây dựng; đồng thời để tránh lãng phí nguồn tài nguyên, tăng nguồn thu ngân sách, trong quá trình thực hiện có đề nghị tận thu khối lượng đất thừa để phục vụ san lấp các công trình, dự án trên địa bàn.

Thực tế cho thấy, quá trình thực hiện trên địa bàn một số huyện chưa nghiêm, mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều văn bản chỉ đạo và giao các đơn vị chức năng có liên quan theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, vẫn còn để xảy ra các tình trạng thi công xong để lại mặt bằng nham nhở, mất an toàn, khó khăn cho việc đưa đất vào sử dụng, ảnh hưởng đến cảnh quan, vận chuyển đất thừa đi tiêu thụ chưa đúng địa chỉ đã được cấp thẩm quyền cho phép, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.

Trước thực tế trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh nhằm chấn chỉnh, siết chặt hoạt động khai thác, tận thu khoáng sản, cũng như công tác quản lý các mỏ tài nguyên khoáng sản trên điạ bàn. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 10049/STNMT-TNKS ngày 29/10/2023 về việc thực thiện các Phương án cải tạo đất ở, đất vườn, đất trồng cây hàng năm, lâu năm gắn liền với đất ở; xử lý chống sạt lở có phát sinh đất thừa cần vận chuyển.

Trên cơ sở văn bản tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo: Đối với khu vực Phương án đã được chấp thuận: Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Công an huyện, các phòng, đơn vị chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn liên quan, tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu quá trình thực hiện Phương án đã được cấp thẩm quyền chấp thuận; tuyệt đối trong quá trình thực hiện không được làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, đời sống của nhân dân trong khu vực, đảm bảo đúng mục đích sử dụng tận thu đất thừa...; nghiêm cấm việc lợi dụng tận thu để khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép; trường hợp có dấu hiệu về hành vi vi phạm phải yêu cầu dừng ngay để khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thanh Hóa: Nghiêm cấm lợi dụng tận thu để khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép

Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát dự án chống sạt lở

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Công an huyện, các phòng, đơn vị chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn liên quan tổ chức nghiệm thu, xác nhận hoàn thành Phương án theo quy định và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét, tổng hợp) sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi công theo Phương án được chấp thuận.

Nếu ở khu vực có nhu cầu đề xuất lập Phương án, UBND cấp huyện tiến hành khảo sát, đánh giá, lập phương án chống sạt lở, hạ thấp độ cao khu dân cư ... đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, trường hợp phát sinh đất thừa có thể làm vật liệu san lấp thì phải báo cáo UBND tỉnh để được xem xét, chấp thuận theo quy định; trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án, lấy ý tham gia của các cơ quan chuyên môn, tuân thủ các theo quy định của pháp luật và các chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản có liên quan.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, căn cứ quy định pháp luật và tình hình thực tế, chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản có liên quan; kiểm tra, rà soát, hướng dẫn và thẩm định, đánh giá hồ sơ đề xuất đối với việc thực hiện Phương án và tận thu đảm bảo theo quy định, trước khi tham mưu đề xuất với cấp thẩm quyền xem xét chấp thuận tận thu đất thừa (nếu có), chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung, tham mưu đề xuất.

Các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ quy định pháp luật, chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản có liên quan có ý kiến tham gia bằng văn bản (nêu rõ ý kiến thống nhất hay không thống nhất) khi có đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện về nội dung thực hiện phương án (chống sạt lở, hạ thấp độ cao...), đảm bảo theo quy định.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết