• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự báo lãi suất, tỷ giá năm 2022

Liệu lãi suất còn giữ được mặt bằng thấp như hiện tại khi các NHTW lớn trên thế giới đang dần trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng?

Trong báo cáo triển vọng năm 2022, Công ty chứng khoán VCBS cho rằng, năm 2022, lãi suất huy động có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ cục bộ và tăng khoảng 50 điểm.

VCBS nhận định, quá trình trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới sẽ diễn ra với tốc độ chậm rãi, thời điểm Fed bắt đầu tăng lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm 2022. Còn tại Việt Nam, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản hệ thống, giữ lãi suất huy động ở mặt bằng thấp, và dành nguồn lực xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, áp lực tăng tại lãi suất huy động có thể xuất hiện vào cuối năm, khi ngân hàng thường đẩy mạnh cho vay; mặc dù vậy, VCBS nhận định áp lực này nếu có sẽ không lớn.

Lãi suất cho vay năm 2022 có thể giảm để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch nhờ các yếu tố: Dòng tiền nứớc ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN chủ động điều tiết cung tiền và thanh khoản một cách hợp lý khi cần thiết. Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, với mức biến động hợp lý của VND so với các quốc gia trong khu vực. Lãi suất huy động ổn định ở mặt bằng thấp đủ lâu là tiền đề cho xu hướng giảm của lãi suất cho vay.

Nhìn chung, VCBS dự báo mặt bằng lãi suất được dự báo đi ngang trong biên độ hẹp, áp lực tăng của lãi suất huy động, nếu có, được dự báo là không lớn.

Về tăng tưởng tín dụng, các chuyên gia của công ty chứng khoán này cho rằng tín dụng năm 2022 sẽ tập trung vào các Tổ chức tín dụng có chất lượng tài sản tốt, và tín dụng sẽ kém khả quan đối với các ngân hàng chưa xử lý xong nợ tồn đọng, hoặc có mức nợ xấu báo động sau dịch. Tín dụng có tăng cao hơn năm 2021, đạt 13-15%.

Sau một năm lên giá, VCBS cho rằng VND khả năng sẽ giảm giá so với đồng USD trong năm 2022 do xu hướng trung hòa dần chính sách tiền tệ nới lỏng trên thế giới. Mức biến động dự báo không quá 2% cho cả năm 2022.

Điểm nhấn tạo ra sự khác biệt là xu hướng trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của các NHTW trên thế giới. Trong đó, nếu Fed trung hòa nhanh hơn ECB, BOJ (xác suất xảy ra tƣơng đối cao) sẽ dẫn đến khả năng USD lên giá nhiều hơn so với các ngoại tệ khác; từ đó gây áp lực lên VND.

Dòng tiền vẫn sẽ tìm đến các quốc gia đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô cùng mức tăng trưởng khả quan. Việt Nam với khả năng kiểm soát dịch bệnh, rộng hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, sẽ duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư, đặc biệt là FDI.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...