• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Chơi chiêu" dồn ép Samsung, LG để nắm sân chơi riêng, TV giá rẻ sắp tới sẽ thuộc về tay các hãng Trung Quốc?

Việc các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc đang độc quyền thị trường màn hình tinh thể lỏng (LCD) về lâu dài sẽ đe dọa mảng kinh doanh TV của Samsung và LG.

 

'Chơi chiêu' dồn ép Samsung, LG để nắm sân chơi riêng, TV giá rẻ sắp tới sẽ thuộc về tay các hãng Trung Quốc?

Giám đốc điều hành của hãng nghiên cứu thị trường UBI Search, ông Choong Hoon Yi chia sẻ với trang công nghệ The Elec, việc các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc đang độc quyền thị trường màn hình tinh thể lỏng (LCD) về lâu dài sẽ đe dọa mảng kinh doanh TV của Samsung và LG.

Vị CEO này cảnh báo sự sụp đổ ở mảng kinh doanh TV của Samsung và LG sẽ khiến bất kỳ mảng kinh doanh nào dưới quyền của họ trong chuỗi giá trị, chẳng hạn như màn hình hiển thị, cũng sẽ sụp đổ theo.

Vào năm ngoái, Samsung Display đã thông báo rút lui khỏi kinh doanh LCD. Còn LG Display vẫn sản xuất nhưng chỉ ở nhà máy ở Quảng Châu, Trung Quốc, trong khi dây chuyền LCD ở Hàn Quốc đã chấm dứt. Ngay cả cơ sở LCD ở Trung Quốc cũng bị LG Display cắt giảm 1 nửa sản lượng. Trong tương lai, nó có thể bị bán cho CSOT (thuộc TCL).

'Chơi chiêu' dồn ép Samsung, LG để nắm sân chơi riêng, TV giá rẻ sắp tới sẽ thuộc về tay các hãng Trung Quốc? - Ảnh 1.

Khi việc bán dây chuyền đó cho Trung Quốc hoàn tất, Hàn Quốc xem như đã chấm dứt hiện diện ở thị trường màn hình LCD. Điều này đồng nghĩa Trung Quốc gần như kiểm soát tự do thị trường này. Theo Yi, chính phủ đã có ý định sáp nhập các công ty màn hình và tương lai sẽ chỉ còn lại 1 số nhà cung cấp sót lại. HKC và IVO nhập vào với nhau, bộ phận OLED của BOE và Visionox cũng sáp nhập rồi sau đó tách riêng độc lập.

Một nhà máy T4 của CSOT và cơ sở ở Thượng Hải của EDO cũng sẽ đưa về cho Tianma quản lí, chuyên sản xuất màn hình ô tô. Và như vậy, Trung Quốc đã sở hữu chuỗi cung ứng màn hình LCD của riêng mình. Một số công ty nước ngoài còn lại là AUO và Innolux của Đài Loan. Song, việc này dẫn tới 1 nguy cơ rõ ràng cho các hãng TV khi bị thao túng giá cả và quan tâm đến vấn đề lợi nhuận hơn.

Theo quan điểm của Yi, BOE hay CSOT có thể bán hàng cho các hãng TV nội địa với giá rẻ hơn nhưng lại tăng giá đối với người mua nước ngoài như Samsung, hoặc LG. Điều này buộc Samsung phải tập trung vào phân khúc cao cấp vì giá thành sản phẩm bị đội lên.

Dù doanh thu cao hơn so với các đối tác Trung Quốc nhờ kiểm soát được thị trường TV cao cấp, nhưng cũng có nghĩa thị phần ở phân khúc giá rẻ sẽ rơi vào tay các đối thủ Trung Quốc. Cứ như vậy, TV bình dân sẽ trở thành sân chơi riêng, áp đảo Hàn Quốc cả về mẫu mã lẫn giá cả.

Không chỉ thế, các hãng màn hình Trung Quốc có thể cắt giảm số lô hàng panel giao cho Samsung để kìm chế sản lượng TV hàng năm của công ty Hàn Quốc xuống dưới 40 triệu chiếc mỗi năm. Đồng thời, tăng số lô hàng bán cho TCL và Hisense, Xiaomi lên 30 triệu chiếc, từ đó thu hẹp khoảng cách về sản lượng TV giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Với thị trường nội địa với dân số tỷ người, họ có sẵn đầu ra đảm bảo trong khi TCL và Hisense cũng có vị trí vững chắc ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu.

Tham khảo: The Elec

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...