• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3

Được quy hoạch thành KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam, KCN Phú Mỹ 3 (phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sở hữu vị thế đặc thù nằm liền kề cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, phù hợp để thu hút đầu tư nhóm ngành công nghiệp nặng, lọc hóa dầu…

 

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3

Được đánh giá là KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam, KCN Phú Mỹ 3 sở hữu quỹ đất lớn, diện tích 1.046 ha. Đây là KCN thu hút nhiều công ty đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tham gia đầu tư, phát triển mạnh ở nhóm ngành công nghiệp nặng như lọc hóa dầu, luyện kim, khí đốt… phù hợp với đặc thù địa phương.

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 1.

Năm 2014, KCN CS Phú Mỹ 3 được lựa chọn phát triển thành Khu công nghiệp chuyên sâu (theo Quyết định số 109/VPCP-QHQT ngày 07/01/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc lựa chọn địa điểm phát triển Khu công nghiệp chuyên sâu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 2.

Nhà đầu tư của KCN CS Phú Mỹ 3 là Công ty Cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ, được thành lập năm 2007 (Căn cứ Quyết định số 3565/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3).

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 3.

Ông Kamaza Toshio, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ (chủ đầu tư KCN Phú Mỹ 3) cho biết: "KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 là dự án trọng điểm của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thuộc chương trình "Sáng kiến phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - PBEG" do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đề xuất. Là Khu công nghiệp kiểu mẫu được chính phủ Việt Nam và Nhật Bản lựa chọn, KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của một số cơ quan Chính phủ."

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 4.

Một trong những lợi thế của KCN Phú Mỹ 3 là gần cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, một trong những trung tâm thông thương hàng hải lớn nhất địa phương và khu vực. Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải được đầu tư đầu tư 12.891 tỷ đồng, bằng vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án được khởi công năm 2008, gồm sáu gói thầu xây lắp và hai gói thầu dịch vụ tư vấn. Trong đó, quan trọng là gói thầu số 1 xây dựng cảng container Cái Mép và gói thầu số 2 xây dựng cảng hàng tổng hợp Thị Vải, năng lực thông qua từ 1,6 đến 2 triệu tấn/năm.

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 5.

Với quy mô diện tích 1.046ha, KCN Phú Mỹ 3 được chia làm 3 giai đoạn phát triển, chú trọng vào cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ để vận hành và quản lý KCN, cũng như chú trọng vào công trình phụ, mảng xanh. Lãnh đạo KCN Phú Mỹ 3 cho biết, hiện tại, họ đang sử dụng quỹ đất 20% diện tích toàn khu để xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng nhu cầu của rất nhiều công ty Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang đầu tư vào KCN. Dự kiến, khi hoàn thành sẽ cung ứng 10.000 chỗ ở cho công nhân trong các nhà máy tại KCN.

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 6.

Là một trong hai dự án KCN kiểu mẫu nằm trong Thỏa thuận Hợp tác & Phát triển được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, KCN Phú Mỹ 3 được đầu tư hạ tầng bài bản, cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện tại, những ngành công nghiệp trọng điểm đang được đầu tư tại KCN Phú Mỹ 3 gồm: khí đốt, gas, dầu mỏ, luyện kim…

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 7.

Hạ tầng giao thông là một trong những điểm cộng của địa phương nói chung và KCN Phú Mỹ 3 nói riêng. Trục đường Phước Hòa – Cái Mép có công suất thiết kế 4 làn xe. Đây được coi là tuyến giao thông huyết mạch của KCN, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, thông thương, phát triển logistic… dễ dàng.

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 8.

Bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ cho biết, một trong những yếu tố tạo nên điểm nổi bật trong thu hút đầu tư vào KCN Phú Mỹ 3 chính là dịch vụ hành chính 1 cửa và ứng dụng công nghệ hiện đại để vận hành, quản lý. Điều này giúp KCN Phú Mỹ 3 trở thành điểm đến hấp dẫn của các thương hiệu quốc tế từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 9.

Định hướng phát triển của KCN Phú Mỹ 3 là "Khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại và phát triển bền vững với môi trường". Chính vì vậy, trong quá trình phát triển, KCN này luôn được chú trọng về mảng xanh, cũng như đảm bảo sự bền vững. Đó cũng là cách mà nhiều KCN Nhật Bản đang hướng tới.

Cận cảnh KCN chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam - Phú Mỹ 3 - Ảnh 10.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong nửa đầu năm nay, tỉnh này đã cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư 23 dự án của doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 296,75 triệu USD, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, thu hút mới 8 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 123,45 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 15 dự án với tổng vốn tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 173,3 triệu USD; chấp thuận 8 hồ sơ góp vốn mua cổ phần với tổng số vốn góp là 26,78 triệu USD.

Đến hiện tại, trên địa bàn  có 439 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 29.860,5 triệu USD, bao gồm trong KCN 267 dự án với tổng vốn đầu tư 12.203 triệu USD; ngoài KCN 172 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 17.657,5 triệu USD.

Theo Liên Thượng

Nhà đầu tư


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...