Huyền thoại chứng khoán tiết lộ 'kỹ xảo' tăng tài sản lên 700 lần chỉ trong 13 năm: Hơn thua nằm ở 3 câu hỏi ngắn ít người áp dụng trước khi đặt lệnh mua hay bán
Được tạp chí Times đánh giá là người quản lý quỹ giỏi nhất thế giới, để có thể biến 18 triệu USD thành 14 tỷ USD, người đàn ông này thường áp dụng 3 triết lý này trước khi đặt lệnh mua.
Không giống như nhà đầu tư dài hạn như Warren Buffett, chỉ tập trung vào một số cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng. Peter Lynch là một nhà đầu tư hiện đại điển hình - mua bất kể cổ phiếu giá trị, cổ phiếu tăng trưởng và bán ngay khi chúng có lãi.
Là bậc thầy đầu tư theo chủ nghĩa hiện đại điển hình Peter Lynch đã viết nên một huyền thoại và thành công hiếm có trong lịch sử phố Wall. Ông từng làm việc cho Tập đoàn đầu tư Fidelity, một trong những công ty quỹ lớn nhất thế giới. Trong 13 năm phụ trách quỹ Magellan của Fidelity (1977-1990), lãi suất hoàn vốn trung bình đạt 29% và tổng tỷ suất hoàn vốn đầu tư cao tới 27 lần. Những con số này đã tạo nên huyền thoại về hiệu suất quỹ cao nhất trong lịch sử.
Những thành tích đáng kinh ngạc kể trên khiến Peter Lynch trở nên nổi tiếng trong giới tài chính. Tạp chí Time từng gọi ông là "nhà quản lý quỹ giỏi nhất thế giới". Một công ty xếp hạng quỹ của Mỹ đánh giá ông là nhà quản lý quỹ huyền thoại nhất trong lịch sử. Tờ tạp chí Happiness ca ngợi Peter Lynch là "siêu sao đầu tư". Những người trong phố Wall dành cho ông những lời khen có cánh "Thiên thần chứng khoán".
Peter Lynch - Từ caddie trên sân golf trở thành “huyền thoại” chứng khoán
Năm 1944, Peter Lynch sinh ra trong một gia đình giàu có ở Boston, Mỹ. Không may, năm ông lên 10 tuổi, người cha qua đời vì bạo bệnh. Cuộc sống của cả gia đình bắt đầu rơi vào khó khăn từ đây. Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, ông đã làm việc bán thời gian ở sân golf với vai trò caddie.
Không chỉ là nơi giải trí, sân golf còn là địa điểm những người nổi tiếng và doanh nhân giàu có thích trao đổi ý tưởng đầu tư. Trong quá trình làm caddie, Peter Lynch rất chú trọng học hỏi, lắng nghe . Vì thế ông học được nhiều kỹ năng đầu tư chứng khoán từ những cuộc nói chuyện.
Trong vòng chưa đầy hai năm, cổ phiếu của công ty đã tăng từ 7 USD lên 33 USD. Peter Lynch dần dần bán cổ phiếu của mình để thu hồi vốn. Khoản đầu tư này không chỉ hỗ trợ chàng sinh viên nghèo năm đó hoàn thành xuất sắc chương trình học đại học và sau đại học mà còn phát triển tài năng đầu tư và tích lũy tài sản trên thị trường chứng khoán.
Sau khi vừa mới tốt nghiệp ông đã xin một công việc thực tập tại Tập đoàn Đầu tư Fidelity ở Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, Peter Lynch được giao nhiệm vụ nghiên cứu kinh doanh và viết báo cáo, đồng thời chịu trách nhiệm điều tra và phân tích về tình hình thực tế của ngành giấy quốc gia và các công ty xuất bản.
Năm 1969, sau khi tốt nghiệp bằng MBA tại trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, Peter Lynch trở thành nhà phân tích chứng khoán tại Fidelity. Sau vài năm làm việc, ở tuổi 30, ông đã được thăng chức lên vị trí trưởng phòng nghiên cứu tại Fidelity. Công việc này đã mang đến cho ông cơ hội tốt để hiểu sâu hơn về lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Đồng thời nó cũng tích lũy cho ông những kinh nghiệm quý giá để có thể phi nước đại trong lĩnh vực đầu tư sau này.
Với thành tích xuất sắc của mình, Peter Lynch đã được thăng chức, giữ vị trí quản lý quỹ của Quỹ Magellan tại Fidelity vào năm 1977. Trong 13 năm phụ trách, ông đã giúp tài sản quỹ Magellan do mình quản lý tăng từ 18 triệu USD lên 14 tỷ USD (tăng gấp 777 lần).
Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, trong suốt 13 năm đó, ông đã mua tổng cộng hơn 15.000 cổ phiếu, trong đó có rất nhiều cổ phiếu mua đi bán lại nhiều lần.
Bí quyết đầu tư của "Thiên thần chứng khoán"
Vậy tại sao Peter Lynch có thể tiếp tục đánh bại thị trường và tạo ra những điều kỳ diệu đến vậy? Có một số lý do chính dưới đây:
1. Peter Lynch là một người yêu công việc, rất siêng năng và chú ý nghiên cứu hơn những người khác để có được thông tin trực tiếp
Peter Lynch ra ngoài vào lúc 6h5p sáng và tài liệu ông cần đọc trong một ngày cao đến gần 100cm. Ngoài ra ông rất chú trọng đến công việc nghiên cứu và những chuyến thăm của đến các công ty niêm yết (bao gồm các chuyến thăm của công ty niêm yết đến Fidelity và cả chuyến thăm của Lynch tới những công ty niêm yết). Các chuyến thăm này tăng đều vào mỗi năm: 1980 là 214 công ty, năm 1983 là 489 công ty, năm 1986 là 570 công ty.
Peter Lynch đã nói: Tôi luôn tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp xứng đáng. Nếu bạn nghiên cứu 10 công ty, bạn sẽ tìm được 1 cổ phiếu thú vị. Con số này sẽ là 2 nếu bạn xem xét 20 công ty. Vì thế nếu xem xét 100 công ty bạn sẽ tìm thấy 10 mã cổ phiếu nên đầu tư.
Triết lý đầu tư của Lynch luôn là kiểm tra nhiều công ty nhất có thể. Nếu bạn không tiến hành nghiên cứu về các công ty niêm yết và tiến hành các thao tác phân tích cơ bản thì việc hỗ trợ của các phần mềm liên quan đến đầu tư chứng khoán cũng trở nên vô ích.
2. Peter Lynch rất linh hoạt và táo bạo
Peter Lynch từng nói: "Việc lựa chọn cổ phiếu, tính linh hoạt là chìa khóa, bởi vì bạn luôn có thể tìm thấy một số cổ phiếu của công ty bị định giá thấp trên thị trường chứng khoán. Ngoài John Templeton, tôi là người đầu tiên nắm giữ nhiều cổ phiếu”.
Peter Lynch thường tập trung vào các cổ phiếu tăng trưởng nhanh vốn hoá nhỏ trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau ông đầu tư mạnh vào những cổ phiếu blue-chip vốn hoá lớn. Đồng thời ông liên tục điều chỉnh chiến lược lựa chọn cổ phiếu theo điều kiện thị trường và quy mô quỹ. Bên cạnh đó ông đã điều chỉnh liên tục và linh hoạt chiến lược quản lý danh mục đầu tư của mình từ mua bán thường xuyên ở giai đoạn đầu sang nắm giữ lâu dài ở giai đoạn sau.
Trước khi mua cổ phiếu Peter Lynch chia việc phân tích cổ phiếu thành 3 bước.
Đầu tiên phân loại các công ty dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu và áp dụng các phương pháp phân tích tương ứng để phân bổ tài sản và chiến lược bán.
Thứ hai là tiến hành phân tích định giá và đánh giá xem giá cổ phiếu của công ty có được định giá quá cao hay không dựa trên các chỉ số định giá.
Cuối cùng hãy nghiên cứu câu chuyện về sự phát triển trong tương lai của công ty. Peter Lynch gọi đây là "điều quan trọng nhất cần biết".
Trước khi đặt lệnh mua, Peter Lynch luôn suy nghĩ trong 2 phút và đánh giá lại 3 câu hỏi:
1. Tại sao tôi quan tâm đến cổ phiếu này?
2. Công ty có những điều kiện gì để thành công
3. Những trở ngại nào sẽ gặp trong tương lai và làm thế nào để giải quyết chúng?
Lynch cho biết sẽ chỉ thực sự mua cổ phiếu khi ông tự tin rằng mình có thể hiểu những vấn đề trên và hài lòng với câu trả lời.
Sau khi mua cổ phiếu, thời điểm bán cũng rất trong trọng. Tìm điểm bán còn quan trọng hơn điểm mua. Là một bậc thầy đầu tư, ông có một quan điểm độc đáo về việc bán cổ phiếu: "Qua nhiều năm kinh nghiệm tôi học được là suy nghĩ xem khi nào bên bán cổ phiếu cũng giống như khi nào nên mua cổ phiếu".
Theo QQ News
Đinh Anh
Nhịp sống thị trường