• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nhân Việt trải qua 3 cuộc đại khủng hoảng: Từ Tết đến giờ tôi đã rót vài ngàn tỷ vào BĐS, tích trữ 5 năm nữa mới bán, đây thực sự là cơ hội!

“Tiền không tự dưng sinh ra, không tự dưng mất đi, chỉ chuyển từ túi người nọ sang túi người kia”, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam Nguyễn Tuấn Hải dẫn lại câu nói của Shark Phú…

 

Doanh nhân Việt trải qua 3 cuộc đại khủng hoảng: Từ Tết đến giờ tôi đã rót vài ngàn tỷ vào BĐS, tích trữ 5 năm nữa mới bán, đây thực sự là cơ hội!

Trải qua 3 cuộc đại khủng hoảng - khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, khủng hoảng kinh tế năm 2013 và khủng hoảng trong Covid-19, ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam đúc kết: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”.

Với lĩnh vực bất động sản, ông Hải bày tỏ quan điểm: Trong từng lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình cách để tồn tại và phát triển.

Vẫn rót ngàn tỷ vào bất động sản

“Tôi làm bất động sản, nhưng cách làm có đôi chút riêng. Nói ra thì nhiều người ‘ném đá’, năm nay tôi chỉ tập trung suy nghĩ đến việc tiêu tiền, không tính đến chuyện làm thế nào để bán được hàng, vì có cố cũng không bán được”.

Năm nay tôi chỉ tập trung suy nghĩ đến việc tiêu tiền, không tính đến chuyện làm thế nào để bán được hàng, vì có cố cũng không bán được

Ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam

“Tôi đang phải tìm cách ‘biến thịt thành lạp sườn’, làm ra được những sản phẩm tích trữ được lâu dài và làm sao sống sót được 5 năm nữa mới bán. Tức, vẫn làm và coi đó là cơ hội”, ông Hải chia sẻ tại sự kiện “Kinh tế 2023: Nhận diện và hành động của doanh nhân trẻ” do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) tổ chức.

Ông cũng tiết lộ: Từ Tết đến giờ đã giải ngân nhiều ngàn tỷ đồng.

“Chắc là trong tháng tới cũng có một loạt deal vài ngàn tỷ nữa giải ngân tiếp cho bất động sản. Nghe thì thế nào cũng bị ‘ném đá’, nhưng tôi thấy đây lại là cơ hội, và nhìn thấy mình sống sót được bao lâu mới là điều quan trọng”.

“Liên quan đến dòng tiền, anh Phú (ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Sunhouse – PV) đã nói rất cụ thể: Tiền không tự dưng sinh ra, không tự dưng mất đi, chỉ chuyển từ túi người nọ sang túi người kia”, ông Hải chia sẻ.

Thừa nhận doanh nghiệp như mình là “hàng hiếm”, Chủ tịch Alphanam cũng cho rằng vẫn có những phân khúc bất động sản có cơ hội. Ông phân tích: GDP cả nước vẫn tăng, và vẫn có doanh nghiệp như PNJ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 lên tới hơn 70%.

Cách đi khác biệt của Alphanam

Từ rất sớm, Alphanam đã dùng chiêu thức “chiến tranh nhân dân” - đi về các vùng quê có nhu cầu thực. Nay khi mọi người nói đến chuyện phải xây nhà ở xã hội, thì trong tháng Alphanam đã có mấy nghìn sản phẩm nhà ở xã hội để bán.

Từ kinh nghiệm của Alphanam, ông Hải nhìn nhận “câu chuyện tầm nhìn rất quan trọng”.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng, ông Hải cho rằng giờ là lúc nên hợp tác để tìm kiếm cơ hội và hợp lực cùng làm. Một số giải pháp ông Hải đưa ra là mua bán sản phẩm chéo lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm hay bí quyết kinh doanh. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lớn hơn có thể hỗ trợ đầu tư, giúp nhau cùng vượt qua khó khăn.

“Trong lúc khó khăn, doanh nghiệp phải biến sản phẩm của mình trở thành sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng nhằm tạo ra dòng tiền. Cái này rất lý thuyết, nhưng để làm được điều này, phải có nguồn nhân lực tương ứng. Và đây là cơ hội để có được con người tốt để làm cải thiện được chất lượng sản phẩm”.

“Phải luôn luôn suy nghĩ tích cực rằng ‘trong nguy có cơ’. Hay nói đơn giản hơn, ớt thì cay, chanh thì chua, nhưng cho vào phở mới ngon. Đây cũng là gia vị để cuộc sống thêm sinh động”, ông Hải đúc kết.

Theo Bảo Bảo

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...