• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nam Định: Tháng 5 chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,78%

Theo số liệu từ Cục Thống kê Nam Định, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2024 tăng 2,78% so với tháng trước.

Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số này tăng 0,37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Dệt tăng 51,71%; sản xuất trang phục tăng 14,51%.

Ngược lại, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 16,72%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 11,65%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,97%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 0,29%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 5,90%.

Việt Nam đã thu hút lượng vốn FDI lên tới 37 tỷ USD vào ngành dệt may

Nam Định: Tháng 5 chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,78%

Tương ứng với chỉ số tiêu thụ tăng, hoạt động chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tháng 5/2024 duy trì ổn định, tăng 7,70% so với tháng trước và tăng 13,44% so với cùng kỳ năm 2023. 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 13,72% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,97%.

Một số ngành công nghiệp cấp II trọng điểm của tỉnh Nam Định có chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,23%; sản xuất trang phục tăng 15,02%; dệt tăng 4,96%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,37%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 13,05%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc (trừ máy móc, thiết bị) tăng 23,14%.

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 5,53%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 8,76%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 6,50%.

Theo Cục Thống kê Nam Định, ngành sản xuất trang phục của tỉnh có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu sản phẩm may mặc tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm khả quan hơn, sức mua trên thị trường thế giới tăng trở lại. Nhiều tập đoàn bán lẻ trong khối thành viên các hiệp định thương mại tự do đến địa phương tìm chuỗi cung ứng có giá thành cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu năm tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, thậm chí có doanh nghiệp tăng 60-70% so với cùng thời điểm năm trước, điển hình như Công ty cổ phần may Sông Hồng, Công ty TNHH Youngone Nam Định.

Ngành dệt có năng lực mới tăng như Công ty TNHH Top Textiles tại Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng ổn định sản xuất và xuất đi những lô hàng đầu tiên. Đây là nhà máy sản xuất các sản phẩm sợi, vải của Tập đoàn Toray - Nhật Bản với diện tích 31,20 ha, tổng công suất dự kiến của toàn bộ dự án đạt 120 triệu mét khối vải trên 1 năm. Dự án hoàn thành sẽ tạo ra hơn 3.000 việc làm cho người lao động.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết