• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đằng sau con số 46 ô tô trên 1.000 dân ở Việt Nam: Vì sao đáng quan tâm?

Quốc gia đông dân nhất thế giới - Trung Quốc - hiện có 302 triệu ô tô đang lưu hành. Như vậy, số xe trung bình trên 1.000 dân sẽ khoảng hơn 200. Trong khi đó, con số này tại Singapore là 98 và tại Việt Nam là 46 ô tô trên mỗi 1.000 dân. Như vậy, số ô tô trên dân số Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia phát triển trong khu vực.

Đằng sau con số 46 ô tô trên 1.000 dân ở Việt Nam: Vì sao đáng quan tâm? - Ảnh 1.

 

Tại Nhật Bản, theo cơ quan thống kê, số xe hơi đăng ký đã đạt 68,9 triệu chiếc, có nghĩa là cứ 2 người Nhật thì sẽ có 1 người có ô tô. Với Hàn Quốc, số lượng ô tô đăng ký ở quốc gia gần 52 triệu dân này đã đạt 25,07 triệu vào cuối tháng 3/2022, tương đương cứ 1.000 người Hàn Quốc thì có 487 người sở hữu một chiếc xe, theo số liệu của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông.

Quốc gia đông dân nhất thế giới - Trung Quốc - hiện có 302 triệu ô tô đang lưu hành. Như vậy, số xe trung bình trên 1.000 dân sẽ khoảng hơn 200. Trong khi đó, con số này tại Singapore là 98 và tại Việt Nam là 46 ô tô trên mỗi 1.000 dân. Như vậy, số ô tô trên dân số Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia phát triển trong khu vực.

Con số này có quan trọng hay không?

Tốc độ tăng sở hữu ô tô chính là một yếu tố quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô - một trong số những ngành công nghiệp quan trọng nhất làm nên thành công của nhiều quốc gia phát triển.

Ngành công nghiệp ô tô được các chuyên gia đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối với ô tô con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo những linh kiện nhỏ nhất) được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số.

Theo cách phân loại trình độ công nghệ của các ngành chế tạo của UNIDO, ô tô được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng thực chất trong số hàng ngàn phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp (như một số sản phẩm ép nhựa đơn giản), đến những công nghệ cao, phức tạp (như hộp số, động cơ).

Chính vì các đặc điểm kỹ thuật nêu trên của sản phẩm ô tô, nên trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào – đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Vì lý do này, ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân.

Mặt khác, ngành công nghiệp này cũng sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và cả nền kinh tế.

Theo xu hướng phát triển, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an toàn. Đáp ứng được yêu cầu đó, ô tô sẽ là phương tiện được ưa chuộng và dần thay thế xe máy theo xu hướng phát triển đi lên của đất nước. Đồng thời, trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp, con người sử dụng ô tô như nguồn lực trực tiếp phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển.

Mặt khác, ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp ô tô là "khách hàng" của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loại, cơ khí, điện tử, hóa chất… Theo đó, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nút thắt với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Hiện nay, theo ý kiến từ các chuyên gia, với chuỗi cung ứng ô tô, vấn đề lớn nhất hiện nay là sản lượng. Sản lượng ô tô đang là không đủ để doanh nghiệp nội địa có thể tham dự được vào chuỗi.

Về lý thuyết, mỗi mẫu xe muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hoá phải đạt sản lượng tối thiểu là 50.000 xe/năm. Song lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam trong những năm gần đây chỉ rơi vào khoảng 300.000 xe/năm, con số này lại phân bổ vào rất nhiều dòng xe khác nhau. 

Chỉ tính riêng các thương hiệu xe, thì trong năm 2021, thương hiệu được ưa chuộng nhất là Toyota, cũng chỉ đạt 64.172 xe. Hyundai đứng thứ hai với 56.028 xe; thứ ba là Kia với 35.181 xe; thứ tư là VinFast với 34.746 xe và thứ 5 là Mitsubishi với 26.346 xe. Còn nếu tính về mẫu xe, trong hơn 100 loại xe mà các doanh nghiệp đang sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, thì không có mẫu xe nào đạt được mức 50.000 xe - sản lượng tối thiểu để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá.

Bà Trương Thị Chí Bình, chuyên gia Viện nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương đánh giá: "Doanh nghiệp nội địa, hầu hết chưa sẵn sàng để sản xuất linh kiện ô tô. Không phải vì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kém nên họ không sản xuất được linh kiện ô tô, mà bởi vì sản lượng không đủ. Mà do sản lượng không đủ, thì ngược lại, doanh nghiệp họ không đầu tư, cuối cùng lại thành kém, giống như câu chuyện con gà có trước, hay quả trứng có trước". 

https://cafef.vn/dang-sau-con-so-46-o-to-tren-1000-dan-o-viet-nam-vi-sao-dang-quan-tam-20220610094235514.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...