• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhìn lại một năm lãi suất tiết kiệm ‘nhảy múa’ bất thường

Lãi suất tiết kiệm năm 2022 diễn biến bất thường với cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động đặc biệt cao trào vào nửa cuối năm 2022. Hãy cùng Tiền Phong điểm lại biến động lãi suất chưa từng có trong năm qua.

Tháng 1-2/2022

BacABank và VietBank sau điều chỉnh, lãi suất tăng lên 6,5%/năm. Hai nhà băng này tiếp tục nằm trong nhóm có lãi suất tiết kiệm cao trên thị trường.

Nhìn lại một năm lãi suất tiết kiệm ‘nhảy múa’ bất thường - Ảnh 1.

Cuộc đua lãi suất tiết kiệm từ các ngân hàng.

Tháng 3/2022

SCB và NamABank điều chỉnh khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy lên mức 7%/năm. Nếu khách hàng gửi tiết kiệm online, NamABank trả lãi suất 7,2%/năm.

Tháng 4-5/2022

SCB dẫn đầu với mức lãi suất 7,6%/năm. Tiếp đến là Techcombank với mức lãi suất 7,1%/năm. Liền sau là ngân hàng MSB với mức ấn định 7%/năm.

LienVietPostBank: 6,99%/năm, MBBank: 6,9%/năm, VietBank: 6,9%/năm, Ngân hàng Việt Á: 6,9%/năm...

Tháng 6/2022

SCB cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên 7,3%/năm. SCB cũng là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất thị trường hiện nay.

Tháng 7/2022

Trong tháng 7/2022, lãi suất ngân hàng cao nhất là 7,3% được ghi nhận ở ngân hàng SCB.

Ở kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng BacABank có mức lãi suất đứng thứ hai là 6,8%/năm. Tiếp đó là BaoVietBank 6,65%/năm, GPBank 6,65%/năm, NCB 6,6%/năm,…

Có mức lãi suất thấp hơn là các ngân hàng Vietcombank 5,5%%/năm, Techcombank 5,55%/năm, MSB 5,6%/năm, Agribank 5,6%/năm…

Tháng 8/2022

Ngay từ đầu tháng 8, các ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân. Đáng chú ý, ''ông lớn'' Vietcombank cũng chính thức gia nhập cuộc đua tăng lãi suất.

Ở kỳ hạn 12 tháng, SCB là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất với 7,3%/năm. Xếp ngay đó là Bac A Bank và BVB với 6,8%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, NCB áp dụng mức lãi suất cao nhất 6,5%/năm, kế đến là Bac A Bank với 6,35%/năm và BVB ở mức 6,3%/năm.

Sau Agribank và BIDV, kỳ này Vietcombank cũng góp mặt vào danh sách ngân hàng quốc doanh tăng lãi suất. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng lên 3,1%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên mức 3,4%/năm và 12 tháng lên mức 5,6%/năm.

Tháng 9/2022

Bước sang đầu tháng 9/2022, lãi suất huy động cao nhất hiện thuộc về Ngân hàng ABBank với 8,8%/năm.

Tiếp sau là SeABank với 7,85%/năm; SCB ở mức 7,3%/năm.

Tương tự, Kienlongbank cũng ghi nhận lãi suất lên tới 7,3%/năm.Trong khi đó, Techcombank cũng dành mức lãi suất huy động cho kỳ hạn 12 tháng lên tới 7,1%/năm.

Tháng 10/2022

SCB đưa lãi suất huy động lên mức 9,3%/năm, một số ngân hàng khác cũng đẩy lãi suất lên mức cao hơn, NCB công bố lãi suất lên tới 10,5%/năm; NamABank: 11%/năm.

Tháng 11/2022

Ngân hàng VPBank lãi suất cao nhất lên tới 11,1%/năm. BacABank 9,1%/năm, áp dụng cho số tiền trên 1 tỷ đồng gửi kỳ hạn 13 tháng.

Ngân hàng MSB với 9%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 9,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng; 9,7%/năm với kỳ hạn 15 tháng và 9,9%/năm với kỳ hạn 24 tháng.

SBC với kỳ hạn 6 tháng hiện nay lên đến 9,35%/năm; GPBank với mức lãi suất 9,3%/năm kỳ hạn 6 tháng.

Tháng 12/2022

Hiện, lãi suất theo niêm yết tại Bac A Bank là 9,8%/năm, DongA Bank 9,85%/năm...

Theo biểu lãi chính thức, mức lãi suất ngân hàng cao nhất ghi nhận được tại ABBank là 11,5%/năm. Lãi suất này được ABBank áp dụng cho 1 khoản tiền gửi nhất định kỳ hạn 13 tháng.

Saigonbank xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng lãi suất, với mức 10,5%/năm.

SCB đang áp dụng lãi suất khá cao là 9,95%/năm, áp dụng với mọi khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng.

Ngân hàng NCB trả lãi cao nhất 12,25%/ năm, cho kỳ hạn từ 12 tháng. Kỳ hạn 10 tháng cũng được trả lãi lên tới 12,15%. ( Tuy nhiên sau tuýt còi đua LS của Ngân hàng Nhà nước, mức lãi suất nay đã hạ từ 1_2% )

Tại cuộc họp báo cuối năm 2022, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - cho biết, từ tháng 9/2022, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục điều chỉnh nhanh, mạnh lãi suất điều hành và dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Để tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành. Cụ thể: 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng với tổng mức tăng 0,8-2%/năm (vào các ngày 23/9 và 25/10/2022); tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25/10/2022).

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng - cho rằng, lãi suất huy động tăng, trong bối cảnh kinh doanh có những rủi ro bất ổn, nếu có tiền nhàn rỗi, đa số người dân sẽ chọn gửi tiền vào ngân hàng.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, lãi suất huy động tăng do áp lực lạm phát và người dân muốn chuyển dịch kênh đầu tư. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền gửi, khiến áp lực lãi suất đầu vào cũng như lãi suất cho vay tăng cao.

Theo Ngọc Mai

Tiền phong


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...