• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: "Giá cổ phiếu HQC từ 37.000 đồng/cp giảm còn 3.000 đồng/cp đã nói lên tất cả"

“Tôi ủng hộ ý kiến Bộ xây dựng trình gói 110.000 tỷ, trong đó 55.000 tỷ dành cho chủ đầu tư”, ông Trương Anh Tuấn nêu quan điểm.

 

Tại buổi làm việc với Hiệp hội bất động sản Việt nam VNREA, chủ đề “Lắng nghe những khó khăn vướng mắc và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh đầu tư NOXH” diễn ra sáng ngày 2/3/2023, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã chứng khoán HQC) đã có những chia sẻ đáng chú ý.

“Giá c ổ phiếu HQC từ 37.000 đồng/cp giảm còn 3 .000 đồng/cp đã nói lên tất cả ”, ông Tuấn nhấn mạnh khi nói về những khó khăn của doanh nghiệp khi làm nhà ở xã hội (NOXH). Tuy nhiên Hoàng Quân vẫn tiếp tục làm.

Vấn đề đầu tiên khi nói đến NOXH là quỹ đất. Theo ông Tuấn, quỹ đất công tại Tp.HCM không còn nhiều. Đó là khó khăn lớn nhất cho các đơn vị muốn tham gia vào phân khúc có nhu cầu lớn và mang tính nhân văn này.

Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: Giá cổ phiếu HQC từ 37.000 đồng/cp giảm còn 3.000 đồng/cp đã nói lên tất cả - Ảnh 1.

Buổi làm việc với Hiệp hội bất động sản Việt nam VNREA.

Ông Tuấn cho biết, tính đến hiện tại, Hoàng Quân đã phát triển được 25 dự án NOXH, trong đó đã hoàn thành 10 dự án với khoảng 10.000 căn. Riêng tại Tp.HCM, doanh nghiệp này đã hoàn thành 4.000 căn NOXH.

Hoàng Quân đang phát triển 15 dự án, trong đó đã triển khai xây dựng là 12 dự án và 3 dự án còn lại cũng đang xúc tiến hoàn thành xin giấy phép xây dựng, tổng số căn dự kiến là 15.000 căn.

“Hưởng ứng chương trình 1 triệu căn NOXH vừa qua, HQC đăng ký 50.000 căn. Trong đó, 15.000 căn đã có quỹ đất và đang triển khai, số còn lại dự kiến đến năm 2030 HQC sẽ làm được, tổng số đúng với mục tiêu là 50.000 căn”, ông Tuấn nói.

Bên cạnh quỹ đất thì còn rất nhiều khó khăn. Lấy ví dụ, ông Tuấn cho biết với quy định dành 20% quỹ đất làm NOXH hiện nay, trong điều kiện DN phải đi vay với lãi suất bình thường (không còn gói tín dụng hỗ trợ) thì doanh nghiệp "lỗ là cái chắc".

“Tôi tin là các cơ quan Nhà nước sẽ thấy được cố gắng của HQC, thấy được khó khăn của HQC cũng như doanh nghiệp làm NOXH, và tôi biết cơ quan Nhà nước cũng có cái khó ”, ông nói. Song, với sự đồng lòng thì đại diện HQC tin rằng kế hoạch 1 triệu NOXH sẽ làm được, và HQC cũng tin sẽ hoàn thành mục tiêu đăng ký là 50.000 căn.

Theo đó, trăn trở trọng tâm của ông Tuấn xoay quanh dòng vốn hỗ trợ. Trong quá khứ, doanh nghiệp này chuyển hướng sang mảng NOXH và đã gắn bó hơn 10 năm vì phân khúc này được hỗ trợ bởi gói tín dụng 30.000 tỷ. Sau đó, chính sách thay đổi khiến HQC lao đao.

“Tôi ủng hộ ý kiến Bộ xây dựng trình gói 110.000 tỷ, trong đó 55.000 tỷ dành cho chủ đầu tư ”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Một vấn đề khác, theo đại diện HQC chính là đối tượng khách hàng. Thống kê cho thấy, cứ 80% người mua NOXH sau 2 năm thì đi hết, chỉ còn 20% ở. Tức, NOXH đang giao cho không đúng đối tượng, điều này làm mất đi ý nghĩa của NOXH và đã được nói nhiều lần.

Dù vậy, để quyết liệt giải quyết vấn đề này thì cần thiết phải có chính quyền vào cuộc, nếu một mình doanh nghiệp không thể làm được. Ông Tuấn theo đó kiến nghị chủ đầu tư dự án NOXH cần là người điều hành quản lý chung cư đó suốt đời, chứ không thể là thuộc về ban quản trị chung cư như hiện nay.

Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: Giá cổ phiếu HQC từ 37.000 đồng/cp giảm còn 3.000 đồng/cp đã nói lên tất cả - Ảnh 2.

Thực tế, Chính phủ đang từng bước nới cơ chế pháp lý, chính sách tín dụng, thuế… nhằm vực dậy các dự án nhà ở xã hội (NOXH) trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung, trong khi nhu cầu rất lớn. Theo đó, phát triển NOXH, nhà ở công nhân đang là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội, được tuyên bố từ đầu năm 2022.

Điều này như ngòi châm khiến phân khúc này đã từng nguội lạnh bỗng nóng trở lại. Cam kết cùng thực hiện đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, hoàn thành ngay trong tháng 8 này, loạt ông lớn nhập cuộc.

Về HQC, từng là doanh nghiệp dẫn đầu phân khúc nhà ở xã hội (NOXH) toàn khu vực phía Nam, những năm 2014-2015 HQC gần như hưởng lợi trọn gói 30.000 tỷ đồng của Chính phủ nhờ thế "một mình một ngựa".

Bước sang năm 2016, chính sách NOXH thay đổi khiến HQC lao dốc không phanh, không chỉ chỉ số kinh doanh mà cổ phiếu cũng bay hơi mạnh. "5 năm qua là tâm điểm bão táp, thất bại trong những dự án NOXH. Giá cổ phiếu lao dốc, còn ngân hàng thì rút vốn tín dụng", Chủ tịch Trương Anh Tuấn từng phân trần với cổ đông.

Năm 2021 ban lãnh đạo HQC từng có ý định chuyển hướng sang bất động sản thương mại. Song, thử thách chưa dừng lại, không chỉ kinh doanh khó khăn, HQC còn vấp phải sự tranh đấu thượng tầng khi xuất hiện nhóm cổ đông lớn muốn chi phối quyền kiểm soát (thông qua việc mua và sở hữu lượng lớn cổ phiếu trên thị trường).

Sau tất cả, trong chia sẻ tại năm 2022, ban lãnh đạo mà người cầm cương là ông Tuấn, nhận những khuyết điểm thời gian qua. "Có tin đồn HQC đã phá sản, và năm 2022 tôi quyết tâm phải hoàn thành kế hoạch", ông Tuấn nói.

Dù vậy, những khó khăn hiện nay tiếp tục thử thách HQC. Kết thúc năm 2022, HQC ghi nhận doanh thu giảm 276 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 18 tỷ đồng, tăng 334,8% so với cùng kỳ và chỉ hoàn thành 10,9% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tri Túc

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...