|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng mô hình lắng đọng trầm tích phụ tập D3, tuổi Oligocene muộn khu vực phía tây nam bể Cửu Long

Kết quả thử vỉa của giếng khoan thăm dò khoan qua dải delta này cho thấy vẫn có tiềm năng để tiếp tục thăm dò đối tượng Oligocene D trong khu vực này.

Tóm tắt:
Trong giai đoạn Oligocene muộn, vào thời gian thành tạo trầm tích phụ tập D3, khu vực rìa phía Tây Nam bể Cửu Long có môi trường lắng đọng trầm tích vũng vịnh, trầm tích dưới mặt nước hồ. Nguồn vật liệu cung cấp cho khu vực nghiên cứu được các sông suối chảy qua vùng trầm tích lục địa ở phía Tây, phía Bắc vận chuyển đến. Từ kết quả nghiên cứu tài liệu địa chất - địa vật lý trong khu vực, mô hình trầm tích cho đối tượng trầm tích phụ tập D3 được đề xuất. Trong mô hình này, khu vực nghiên cứu nằm ở gần vùng trung tâm trầm tích của bể Cửu Long với một số delta nhỏ hình thành ở rìa phía Tây bể và một dải delta ngầm lớn kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Kết quả thử vỉa của giếng khoan thăm dò khoan qua dải delta này cho thấy vẫn có tiềm năng để tiếp tục thăm dò đối tượng Oligocene D trong khu vực này.
Từ khóa: Môi trường trầm tích, Oligocene muộn, tách giãn, tướng trầm tích, thạch học, delta ngầm.
Xem chi tiết: tại đây
Phạm Hải Đăng, Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Đình Chức, Trần Đại Thắng, Đặng Vũ Khởi, Ngô Kiều Oanh (Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí)
Nguồn: Tạp chí Dầu khí số 01-2023
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết