|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững

Ngày 5/12/2023, tủ điện SIVACON S4 chính thức được ra mắt thị trường Việt Nam tại Tọa đàm “Phát triển bền vững và Net Zero Carbon 2050 - Tầm nhìn và thách thức”.

Sự kiện do Siemens Việt Nam và Công ty cổ phần Ứng dụng và Phát triển Công nghệ thông tin (AIT) phối hợp tổ chức. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự hợp tác của hai thương hiệu lớn là Siemens và AIT trong việc nhận chuyển giao công nghệ và trực tiếp sản xuất tủ điện SIVACON S4.

Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững
Nghi thức hợp tác của Siemens Việt Nam và AIT.

Với trang thiết bị cùng cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, tủ SIVACON S4 của Siemens được sản xuất tại Việt Nam là sự bổ sung hoàn hảo của tủ điện SIVACON S8; đưa tới thêm sự lựa chọn cho phân khúc khách hàng trung và cao cấp trong toà nhà văn phòng, siêu thị, khách sạn và công nghiệp. Đây là dòng sản phẩm trong mục tiêu hướng tới phát triển bền vững của AIT và Siemens, đảm bảo yêu cầu cao trong việc cung cấp điện liên tục và hiệu quả, tối ưu hóa về diện tích lắp đặt vận hành.

Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững
Tủ điện SIVACON S4.

Hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn là xu hướng tất yếu để phát triển đất nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ để đạt được cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 (Net Zero).

Cùng với việc ra mắt thế hệ tủ SIVACON S4, AIT và Siemens đã tổ chức tọa đàm “Phát triển bền vững và Net Zero Carbon 2050 - Tầm nhìn và thách thức” để trao đổi về các lợi thế năng lượng tái tạo tại Việt Nam, định hướng xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris.

Tham gia chia sẻ tại buổi Tọa đàm có sự góp mặt của các diễn giả:

1/ Phó vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) Tăng Thế Hùng.

2/ Chủ tịch kiêm CEO Siemens ASEAN và Việt Nam Tiến sĩ Phạm Thái Lai.

3/ Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nghiêm Xuân Đa.

4/ Giám đốc Điều hành Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) Douglas Snyder.

Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững
Các diễn giả tham dự tọa đàm.

Tại tọa đàm, Phó vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) Tăng Thế Hùng một lần nữa nhắc lại các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 28 về việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” năm 2050. Trong đó, nhấn mạnh Bộ Công Thương sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng; Đẩy mạnh các hành động để nâng cao nhận thức doanh nghiệp và người dân; Xây dựng các nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển xanh và bền vững, hướng tới trung hòa Carbon.

Tiếp nối thêm quan điểm trên, Giám đốc Điều hành VGBC Douglas Snyder chia sẻ: “Doanh nghiệp cần phải quản trị được rủi ro liên quan tới mục tiêu phát triển bền vững. Ví dụ như: Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. Sau COP 28, Chính phủ có thể sẽ đưa ra những quy định khắt khe hơn nhằm đảm bảo việc phát triển xanh của các doanh nghiệp; đồng thời người sử dụng hiện tại cũng đang có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm xanh và phát thải ít Carbon hơn”.

Theo góc nhìn từ doanh nghiệp, Tổng giám đốc VNSteel kiêm Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân Đa đã bày tỏ Net Zero vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn bởi ngành thép là một trong những ngành sản sinh ra lượng phát thải lớn. Theo thống kê của Tổ chức Năng lượng Quốc tế, ngành thép chiếm 8% tổng lượng khí phát thải CO2. Nằm trong những doanh nghiệp hướng tới sản xuất thép xanh, VNSteel đặt mục tiêu chuyển đổi công nghệ sản xuất như: Sử dụng năng lượng xanh Hydrogen; tự động hóa và số hóa dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng…Tuy nhiên, doanh nghiệp cần giải quyết được bài toán về việc phân bổ nguồn lực con người, tài chính, thời gian một cách hợp lý để đảm bảo lợi thế cạnh tranh mà vẫn đạt được mục tiêu trung hòa Carbon của Chính phủ.

Với những mục tiêu, định hướng được chia sẻ tại Tọa đàm “Phát triển bền vững và Net Zero Carbon 2050 - Tầm nhìn và thách thức” lần này, cùng sự hợp tác đánh dấu bước phát triển mới của Siemens Việt Nam và AIT được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên những tín hiệu tích cực trong việc phát triển năng lượng hướng tới phát triển xanh.

Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững
Các đại biểu tham dự sự kiện.

AIT tiền thân là Công ty TNHH Ứng dụng và Phát triển Công nghệ Thông tin được thành lập năm 2003. Trong 20 năm hình thành và phát triển, AIT hoạt động chính với vai trò là Tổng thầu EPC - cung cấp trọn gói giải pháp thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, thi công các trạm biến áp, đường dây đấu nối thuộc lưới điện phân phối và truyền tải tới 500 kV.

Hiện nay, AIT đang sở hữu nhà máy sản xuất tủ điều khiển và bảo vệ cấp điện áp đến 500 kV, tủ điện hạ thế cho các khu công nghiệp với hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại, tạo ra các sản phẩm tủ điện chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng.

Trên chặng đường tiếp theo của mình, AIT ưu tiên trở thành nhà đầu tư phát triển nguồn điện, xây dựng các nhà máy nguồn năng lượng tái tạo, mở rộng sản xuất, tiếp tục ghi dấu và góp phần đem đến những giá trị bền vững trong sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam.

Siemens Việt Nam chính thức hiện diện tại Việt Nam từ năm 1993. Siemens hiện có ba văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM cùng một nhà máy sản xuất thanh cái dẫn điện đặt tại tỉnh Bình Dương, với tổng cộng khoảng 200 nhân viên.

Siemens là nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp phân phối điện và truyền tải điện hiệu quả, đồng thời là công ty tiên phong trong các giải pháp về cơ sở hạ tầng, tự động hóa, truyền động và phần mềm cho ngành công nghiệp.

Các giải pháp lưới điện thông minh của Siemens đã và đang góp phần tự động hóa và ổn định lưới điện của Việt Nam, đồng thời giúp giải quyết sự bất ổn của các nguồn năng lượng. Giải pháp tự động hóa của công ty đã giúp các khách hàng trong các ngành công nghiệp như xử lý nước, thực phẩm và đồ uống, giấy, xi măng, máy móc, hóa chất, kim khí và các ngành công nghiệp khác tăng hiệu suất, hiệu quả năng lượng và tính linh hoạt. Công nghệ tòa nhà thông minh của Siemens giúp đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ môi trường và giúp giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, đồng thời tạo ra môi trường sống và làm việc trong lành, an toàn, hiệu quả và bền vững cho mọi người.

Trong gần 3 thập kỷ qua, bằng việc cung cấp dải rộng các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tiên tiến, Siemens đã và đang hỗ trợ các khách hàng và đối tác hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận.

Siemens là đối tác được lựa chọn của các khách hàng Việt Nam. Siemens đã và đang đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa và cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam. Siemens cũng đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số và nắm bắt cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin