|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nền tảng “sức khoẻ” để các chuỗi cung ứng hoạt động bền vững

Để tăng cường sức mạnh của chuỗi cung ứng cũng như để hoạt động bền vững, các doanh nghiệp ASEAN đều tin rằng sự ổn định tài chính của các nhà cung cấp gián tiếp là cần thiết, theo một báo cáo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered.

4 yếu tố chi phối hoạt động bền vững cho các chuỗi cung ứng gồm sự thân thiện với môi trường và sự minh bạch của các nhà cung cấp trực tiếp; sức khỏe tài chính; sự linh hoạt và khả năng thích ứng; sự hợp tác và kết nối xuyên suốt hệ sinh thái.

Đây cũng đồng thời là các chỉ số quan trọng của một chuỗi cung ứng hiệu quả, báo cáo của Standard Chartered nhận định.

Tại ASEAN, các doanh nghiệp đề cao vai trò của việc bảo đảm sự ổn định tài chính của các nhà cung cấp gián tiếp thông qua việc đưa ra thêm các lựa chọn tài chính bên cạnh các chương trình tài chính dành cho nhà cung cấp. 59% doanh nghiệp tại ASEAN tin rằng điều đó là rất quan trọng so với 52% doanh nghiệp trên thế giới, mặc dù trong số đó chỉ có 42% các doanh nghiệp tự đánh giá đã thực hiện tốt công việc này.

Nền tảng “sức khoẻ” để các chuỗi cung ứng hoạt động bền vững
Việc quản lý chuỗi cung ứng một cách toàn diện ngày càng thu hút mối quan tâm của doanh nghiệp

Các chuỗi cung ứng trên thế giới đang trải qua những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra, do vậy, các doanh nghiệp đang ngày một tăng cường tìm kiếm một cách tiếp cận toàn diện cho việc quản lý chuỗi cung ứng.

60% các doanh nghiệp ASEAN đánh giá việc hiểu và giám sát cách thức sử dụng lao động của các nhà cung cấp trực tiếp là chìa khóa để tạo ra một môi trường lành mạnh và các chuỗi cung ứng minh bạch song chỉ có 38% trong số đó tin rằng họ thể làm tốt điều này.

Với nỗ lực xây dựng các chuỗi cung ứng linh hoạt và có khả năng thích ứng, 57% các doanh nghiệp tham gia khảo sát đồng tình rằng “các kế hoạch đảm bảo sự xuyên suốt trong kinh doanh được kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ, cũng như việc tiến hành đánh giá các mối quan hệ với nhà cung cấp, cơ sở sản xuất, tuyến hậu cần và các thách thức chính khác của chuỗi cung ứng từ hệ quả của đại dịch Covid-19” là rất quan trọng.

Để xây dựng các chuỗi cung ứng mang tính hợp tác và kết nối, 65% các doanh nghiệp ở ASEAN đánh giá việc phát triển các mục tiêu chung/các chỉ tiêu giữa các bộ phận trong nội bộ công ty là quan trọng nhất. Tuy nhiên, chưa đến 50% doanh nghiệp cho rằng họ thực hiện rất tốt công việc này.

Bà Masia Chong - Giám đốc phụ trách thương mại khu vực ASEAN và Singapore, Ngân hàng Standard Chartered - chia sẻ: “Có hơn 70 triệu doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ ở ASEAN. Việc hỗ trợ các nhà cung cấp gián tiếp nhằm nâng cao sức khỏe của các chuỗi cung ứng của những doanh nghiệp này bằng các chương trình tài chính thay thế là cần thiết”.

“Ngân hàng Standard Chartered cam kết xây dựng chuỗi cung ứng bền vững về mặt tài chính đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các nhà cung cấp thứ cấp đang phải đối mặt với các thách thức trong việc tiếp cận vốn”- bà Masia Chong cho biết.

Quang Lộc


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết