|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp khoáng sản Việt khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Những năm trước đây, Việt Nam luôn phải học hỏi và đi sau các nước trên thế giới về cách thức khai thác và chế biến khoáng sản. Hiện nay, thực trạng này đã hoàn toàn thay đổi khi công ty khai khoáng Việt Nam sở hữu nền tảng chế biến khoáng sản hàng đầu thế giới.

Giai đoạn chế biến quyết định quặng nguyên khai có chất lượng và giá trị thấp sẽ trở thành các sản phẩm khoáng sản thương mại có chất lượng và giá trị cao hơn. Sản phẩm cuối được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp. Điển hình này cho thấy, xây dựng ngành khai khoáng hoạt động hiệu quả, nâng cao giá trị tài nguyên Việt Nam cần được xem là yếu tố nền tảng thúc đẩy sinh kế và sự thịnh vượng của nền kinh tế.

Dây chuyền nhà máy chế biến hiện đại tại mỏ đa kim Núi Pháo - Việt Nam (1)
Dây chuyền nhà máy chế biến hiện đại tại mỏ đa kim Núi Pháo - Việt Nam

Bắt đầu góp mặt trong ngành khoáng sản cách đây 11 năm, Masan High-Tech Materials được biết đến là doanh nghiệp dẫn đầu ngành khai khoáng Việt Nam. Doanh nghiệp này là điển hình về thực hành khai khoáng bền vững, trách nhiệm theo chuẩn quốc tế. Trước tiên, Masan High-Tech Materials có khả năng triển khai dự án dựa trên việc sở hữu nguồn nhân lực, tài chính và công nghệ vượt trội. Công ty không ngừng đổi mới và nghiên cứu nhằm phát triển sản phẩm khoáng sản có giá trị cao, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững cho ngành khoáng sản Việt Nam. Đồng thời, Masan High-Tech Materials quản trị dòng tiền hiệu quả để mua lại và phát triển các dự án giá trị cao, đảm bảo mang lại giá trị bền vững của cổ đông, cộng đồng và các bên liên quan.

Cùng với đó, Công ty xây dựng cơ chế giảm thiểu rủi ro cho dự án, phòng ngừa biến động giá cả thị trường bằng việc đa dạng hóa danh mục các sản phẩm kim loại và khoáng sản. Hợp tác với mạng lưới rộng lớn các nhà đầu tư và đối tác nhằm giảm thiểu rủi ro về vận hành và tài chính.

Đánh thức tiềm năng mỏ đa kim Núi Pháo

Masan High-Tech Materials sở hữu mỏ đa kim Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) có trữ lượng vonfram, florit, bismut và đồng lớn. Nhận thấy sự cần thiết của việc khai thác, bảo vệ, nâng tầm giá trị nguồn tài nguyên Vonfram quý giá của Việt Nam, năm 2010, Tập đoàn Masan đã mua lại từ doanh nghiệp nước ngoài, tái cấu trúc và chính thức khởi động Dự án Núi Pháo.

Mỏ Núi Pháo được coi là một trong những mỏ phức hợp nhất thế giới với 4 dòng sản phẩm trên một thân quặng duy nhất. Vì vậy, dự án thực sự là thử thách đối với các chuyên gia trong ngành khai thác khoáng sản, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về công nghệ và tài chính. Masan High-Tech Materials là doanh nghiệp Việt duy nhất đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu USD vào mỏ Núi Pháo khi khu vực này vẫn là một dải đất trống.

Dự án Núi Pháo đi vào vận hành và xuất xưởng sản phẩm đầu tiên vào năm 2014. Đây là một cột mốc quan trọng có ý nghĩa với thị trường khoáng sản quốc tế vì Núi Pháo là mỏ vonfram mới đầu tiên đi vào hoạt động, có chi phí sản xuất thấp nhấp thế giới. Như vậy, chỉ sau 11 năm xây dựng và phát triển, Masan High-Tech Materials đã đánh thức mỏ Núi Pháo và thiết lập một chuẩn mực mới trong ngành khai thác khoáng sản tại Việt Nam.

Khai thác chế biến sâu nâng cao giá trị tài nguyên

Masan High-Tech Materials sở hữu nguồn nhân lực, tài chính và công nghệ để vận hành thành công một chu trình công nghệ khai thác, chế biến Vonfram cận sâu hiếm có tại Việt Nam. Khai thác và chế biến Vonfram tại mỏ Núi Pháo được Masan High-Tech Materials đầu tư bài bản theo phương thức bền vững bằng công nghệ hiện đại. Nếu như các doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam chủ yếu chỉ tập trung vào khai thác thô thì Masan High-Tech Materials tập trung vào cả khai thác và chế biến sâu. Trong khi nhiều mỏ đa kim tại Việt Nam chỉ có thể đầu tư dây chuyền khai thác chế biến cho 1-2 loại khoáng sản chính thì mỏ Núi Pháo đã tập trung sản xuất và tinh luyện 4 dòng sản phẩm.

Phòng R&D của Masan High-Tech Materials tại Việt Nam
Phòng R&D của Masan High-Tech Materials tại Việt Nam

Từ gốc quặng thô đa kim, qua quá trình tuyển quặng, bóc tách, chế biến và tinh chế, Masan High-Tech Materials đã làm giàu và nâng cao hàm lượng gấp hàng chục lần, khẳng định sản phẩm của công ty không chỉ là nguyên liệu khoáng sản mà là vật liệu thiết yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp hiện đại. Năm 2020, sản lượng các sản phẩm Vonfram trung gian đạt 10.171 tấn, tăng 67,5% so với năm 2019. Các sản phẩm hóa chất Vonfram như APT, YTO, BTO được Bộ Công Thương công nhận là các sản phẩm công nghiệp có độ tinh khiết cao. Để ghi nhận đóng góp của Masan High-Tech Materials đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, Masan High-Tech Materials đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao”.

Doanh nghiệp khoáng sản Việt khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế
Một góc nhà máy khai thác chế biến hiện đại của Masan High-Tech Materials

Ngoài ra, Masan High-Tech Materials là doanh nghiệp quy tụ nguồn nhân lực đẳng cấp thế giới, thực hành khai khoáng bền vững có trách nhiệm theo thông lệ chuẩn quốc tế, đóng góp tích cực cho kinh tế địa phương. “Chúng tôi quan niệm rằng, phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được giao phó; cẩn trọng hoạch định các hoạt động để đem đến lợi ích hiện tại cũng như lợi ích lâu dài cho con người, môi trường và sự thịnh vượng chung. Đây chính là cách chúng tôi đảm bảo phát triển bền vững”, ông Craig Bradshaw, Tổng giám đốc Masan High-Tech Materials chia sẻ.

Chuỗi Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về khoáng sản lần thứ 8 (AMMin), Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) lần thứ 21 và Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN + 3 về khoáng sản (ASOMM+3) lần thứ 14 được tổ chức trong tuần đầu tháng 10 bằng hình thức họp trực tuyến kết nối 10 điểm cầu nước các nước ASEAN và 3 quốc gia ASEAN+3.

Các Hội nghị nhằm thông qua chiến lược, kế hoạch quản lý và khai khoáng bền vững, bảo vệ môi trường trong và sau khai thác, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác trong khối ASEAN nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực khoáng sản khu vực và trên thế giới; nhấn mạnh hơn vai trò, kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản một cách hợp lý, hiệu quả. Trong đó, một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đang tham gia vào khai thác và chế biến sâu Vonfram tại Việt Nam phải kể tới là Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials. Đây là một doanh nghiệp điển hình về khai khoáng hiệu quả, trách nhiệm và bền vững.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chưa có thông tin